Hệ thống quản lý nhiên liệu xanh

Petro Pos

Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu
quản lý bán xăng, dầu, xuất hóa đơn điện tử trực
tuyến một cách nhanh chóng.

Tin tức

Bộ Công Thương chỉ rõ bất cập Quỹ bình ổn giá xăng dầu

81-1713185241-bo-cong-thuong-thong-bao-lich-dieu-chinh-gia-xang-dau-truoc-ngay-nghi-le-gio-to-hung-vuong

Bộ Công Thương cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua cho thấy một số bất cập, đã được cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra chỉ ra.

Giá xăng dầu cùng giảm từ chiều 22.8 sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương – Tài chính. Theo đó, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 540 đồng, xuống 21.310 đồng một lít. Còn E5 RON 92 ở mức 20.420 đồng một lít, hạ 460 đồng.

Dầu diesel giảm 460 đồng, xuống 18.770 đồng; dầu hỏa rẻ hơn 430 đồng so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 19.140 đồng/lít, còn mazut hạ 490 đồng một kg, có giá 15.750 đồng/kg.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng có 17 lần tăng, 16 đợt giảm. Còn dầu tăng 15 lần, giảm 18 lần. Kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ tiếp tục không trích, chi sử dụng từ Quỹ bình ổn giá với các mặt hàng nhiên liệu.

Đây là kỳ thứ 44, kể tháng 10.2023, nhà điều hành không sử dụng tới Quỹ bình ổn giá xăng dầu – BOG. Tính tới cuối 2023, quỹ này dư hơn 6.655 tỉ đồng, theo số liệu của Bộ Tài chính.

Báo cáo đánh giá về nhiệm vụ sử dụng Quỹ BOG, Bộ Công Thương khẳng định, thời gian qua, quỹ này đã được liên Bộ Công Thương – Tài chính sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu (giữ ổn định hoặc giảm mức tăng giá) trong trường hợp cần thiết, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Xuyên Việt Oil và Hải Hà Petro là hai doanh nghiệp vi phạm về Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Phong
Xuyên Việt Oil và Hải Hà Petro là hai doanh nghiệp vi phạm về Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Phong

Năm 2023 (giá xăng dầu được điều hành theo Nghị định 95 và từ ngày 17.11 điều hành theo nghị định 80, vào thứ 5 hàng tuần): Trích lập quỹ 12-14/37 kỳ điều hành, với mức trích từ 300-605 đồng tùy mặt hàng; chi sử dụng 3-5/37 kỳ điều hành với mức chi từ 14 đồng đến 950 đồng.

Tính đến ngày 31.12.2023, số dư Quỹ BOG còn 6.655 tỉ đồng. Trong các kỳ điều hành từ đầu năm 2024 đến nay, Liên Bộ Công Thương – Tài chính không chi sử dụng quỹ, một số kỳ có thực hiện trích lập quỹ đối với một số mặt hàng dầu.

Bộ Công Thương đánh giá, kể từ khi thực hiện điều hành giá xăng dầu rút xuống 7 ngày/lần theo Nghị định 80, mức biến động giá giữa hai lần điều chỉnh giá không lớn, giá xăng dầu trong nước đã bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, do đó ít khi phải trích lập quỹ và hoàn toàn không phải chi quỹ.

Tuy nhiên, bộ này cũng thừa nhận việc sử dụng quỹ thời gian qua cho thấy một số bất cập được các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra chỉ ra như: Doanh nghiệp sử dụng quỹ sai mục đích; không kết chuyển tiền về quỹ; việc trích lập, chi Quỹ BOG thực hiện thường xuyên, liên tục, không có thời hạn cụ thể… chưa phù hợp với quy định tại Luật Giá.

Sẽ chuyển toàn bộ tiền Quỹ BOG về Nhà nước quản lý

Với những tồn tại trên, tại dự thảo sửa đổi nghị định xăng dầu mới nhất, Bộ Công Thương đề xuất, số dư Quỹ BOG thay vì để tại doanh nghiệp đầu mối như hiện tại, sẽ xem xét chuyển về ngân sách và việc trích lập, chi quỹ này theo Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ 1.7.2024).

Trường hợp mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế – xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá mức độ biến động mặt bằng giá xăng dầu, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, sản xuất kinh doanh, đời sống người dân, có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giá.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan đánh giá diễn biến thực tế và mặt bằng giá thị trường xăng dầu, có văn bản gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp, thời hạn bình ổn giá phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Giá.

Nguồn: Cường Ngô, Báo Lao Động

PETRO POS

Cung cấp trọn bộ giải pháp phần mềm, phần cứng tháo gỡ lo ngại?

Frame 48096397

1.

Các cửa hàng đang sử dụng trụ bơm có khả năng truyền nhận dữ liệu bán hàng?

GIẢI PHÁP

Tích hợp phần mềm bán hàng với giải pháp xuất hóa đơn PetroPos.

Frame 48096397

2.

Các Cửa hàng đang sử dụng trụ bơm có thể nâng cấp để truyền nhận dữ liệu/không có khả năng truyền nhận dữ liệu bán hàng?

GIẢI PHÁP

PetroPos tiến hành khảo sát để phân loại, đánh giá và thực hiện lắp đặt thay thế, bổ sung đầu tính cũng như tủ điều khiển. Qua đó, đơn vị có thể tích hợp hệ thống cùng PetroPos giúp xử lý đồng bộ, toàn diện và nhanh chóng quá trình xuất hóa đơn điện tử.

Đọc thêm