Hệ thống quản lý nhiên liệu xanh

Petro Pos

Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu
quản lý bán xăng, dầu, xuất hóa đơn điện tử trực
tuyến một cách nhanh chóng.

Tin tức

Tổng quan về quá trình phát triển của ngành xăng dầu Việt Nam

TONG-QUAN-QUÁ-TRÌNH-HINH-THANH-VA-PHAT-TRIEN

Xăng dầu là mặt hàng mang tính chiến lược không chỉ với riêng Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngành xăng dầu vừa có tác động lớn trong hoạt động phát triển kinh tế của quốc gia, vừa đóng vai trò thúc đẩy nhiều yếu tố khác trong các hoạt động đời sống xã hội, an ninh quốc phòng. Cùng tìm hiểu về vai trò cũng như quá trình phát triển của ngành xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

1. Vai trò của ngành xăng dầu

1.1. Ngành xăng dầu có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội

Đối với hoạt động kinh tế trong nước, ngành xăng dầu đóng vai trò chiến lược vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển dài hạn của ngành xăng dầu ngày càng góp phần lớn lao vào tăng trưởng GDP của quốc gia, hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng dần vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước.

Ngành xăng dầu đẩy mạnh phát triển kinh tê
Ngành xăng dầu đẩy mạnh phát triển kinh tê

Bản thân mặt hàng này cũng chứng minh tầm quan trọng của mình khi hoạt động kinh doanh luôn được giám sát chặt chẽ và chịu can thiệp dài hạn bởi Nhà nước. Không những vậy, xăng dầu cũng là một trong những loại năng lượng chính được Nhà nước quản lý dựa trên chính sách cân bằng năng lượng, mặt hàng này cũng được Nhà nước dự trữ chiến lược trong kho dự trữ quốc gia.

Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, xăng dầu có vai trò rất lớn trong việc cung cấp nguồn năng lượng vận hành máy móc hoặc năng lượng trung gian. Tất cả các ngành công nghiệp đều cần sử dụng tới năng lượng và xăng dầu hiển nhiên là nguồn năng lượng chính thúc đẩy sự phát triển ngành. Một số ngành công nghiệp tuy không chịu chi phí năng lượng trung gian cao nhưng tỷ trọng năng lượng trong chi phí sản xuất lại rất lớn như cao su, đường, gốm sứ…

Ngành xăng dầu đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải
Ngành xăng dầu đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải

Đối với hoạt động giao thông vận tải, xăng dầu là nguồn năng lượng cốt yếu cho phép các phương tiện giao thông vận hành. Giao thông đường bộ tỏ ra ngốn năng lượng nhất, kế đến là vận tải đường thủy rồi mới tới hàng không. Đa phần lượng xăng dầu đều được tiêu thụ tại các thành phố, trung tâm văn hóa, kinh tế lớn, lên tới 80%. Chỉ có 20% lượng xăng dầu được tiêu thụ tại nông thôn và miền núi. Tuy nhiên con số này dự kiến sẽ thay đổi chậm trong những năm tới khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đang diễn ra nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa cao cũng sẽ đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại đây.

1.2. Vai trò của các cửa hàng xăng dầu

Xăng dầu là một ngành đặc thù, vậy nên hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu cũng có đôi phần khác biệt so với các hoạt động thương mại khác. Các cửa hàng xăng dầu là cơ sở cuối cùng trong chuỗi cung ứng, tổ chức kinh doanh xăng dầu từ giai đoạn nhập khẩu cho tới giai đoạn phân phối, phải đảm bảo hoạt động cung cấp xăng dầu diễn ra thông suốt.

Cây xăng là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
Cây xăng là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Trước hết, các cửa hàng phải đảm bảo những quy định ngặt nghèo về an toàn trong kinh doanh vì xăng dầu là mặt hàng nguy hiểm, có nguy cơ cháy nổ và mất vệ sinh môi trường. Ngoài ra, quy mô cửa hàng, kỹ thuật và công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và dịch vụ của từng cửa hàng. Do đó, từng cửa hàng phải đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghệ phù hợp, chẳng hạn như phần mềm quản lý cửa hàng xăng dầu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

2. Đánh giá sự phát triển của ngành xăng dầu việt nam

2.1. Ngành xăng chuyển đổi và phát triển qua 3 giai đoạn

2.1.1. Giai đoạn 1: Trước những năm 2000

Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 10 năm, kể từ khi kết thúc Hiệp định cung cấp xăng dầu với Liên xô (cũ), Nhà nước và doanh nghiệp đã phải nỗ lực tìm nguồn cung xăng dầu mới, bắt đầu chỉ với một một duy nhất, sau đó tăng dần lên 10 nguồn cung phục vụ cho hoạt động kinh doanh nội địa. Vào giai đoạn này, nguồn ngoại tệ của Nhà nước dành cho dầu thô vốn không đủ nên Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán để đảm bảo hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước.

Giai đoạn non trẻ từ trước những năm 2000
Giai đoạn non trẻ từ trước những năm 2000

Sau đó, để quản lý giá cả tốt hơn, Nhà nước ban hành quy định giá tối đa, doanh nghiệp được quyền quyết định giá nhưng không được phép vượt qua một ngưỡng nhất định. Trong giai đoạn này, người tiêu dùng được hưởng giá xăng dầu khá thoải mái do giá loại mặt hàng này trên thế giới cũng đã chạm đáy.

2.1.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2000 đến tháng 9 năm 2008

Nhìn chung, phương thức quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu không có quá nhiều sự thay đổi so với giai đoạn trước đó. Vấn đề đáng lưu ý nhất trong giai đoạn này là cơ chế bù giá của Nhà nước. Vào những năm 2000, thị trường xăng dầu thế giới đã bắt đầu có những biến động, mức giá mới liên tục lập đỉnh và xác nhận các kỷ lục liên tiếp. Vì mục tiêu ổn định giá thị trường xăng dầu nội địa, Nhà nước đã áp dụng cơ chế bình ổn giá, thực hiện bù giá cho người tiêu dùng trong suốt 10 năm tiếp theo.

Giai đoạn 2 có thể coi là giai đoạn kìm hãm
Giai đoạn 2 có thể coi là giai đoạn kìm hãm

Chính sách này đã ảnh hưởng rất tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ngay cả tính cân đối trong ngân sách Nhà nước cũng đã bị phá vỡ. Không chỉ tác động tiêu cực tới nền kinh tế, sự trợ giúp của Nhà nước còn gây nên thái độ ỷ lại ở người dân, thường xuyên có những phản ứng tiêu cực mỗi kỳ điều chỉnh giá.

2.1.3. Từ tháng 9 năm 2008 đến nay

Tháng 9 năm 2008 là thời điểm Nhà nước tuyên bố chấm dứt bù giá, từ đó các doanh nghiệp sẽ có quyền xác định giá bán. Tuy nhiên Nhà nước lại không có biện pháp kiểm soát các doanh nghiệp trong hoạt động kết cấu giá bán xăng, từ đó hình thành sự mấp mô về giá bán cũng như bất bình đẳng trong cạnh tranh ngành hàng xăng dầu.

2.2. Đánh giá ưu và nhược điểm ngành xăng dầu việt nam

Ngành xăng dầu Việt Nam đã đạt được rất nhiều mặt tích cực, trong đó phải kể đến sự ổn định tình hình kinh tế – chính trị trong nước và thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Việc Nhà nước áp dụng bù giá trong gần 10 năm đóng vai trò rất lớn trong việc góp phần phát triển nền kinh tế, từ đó ổn định tình hình chính trị, xã hội trong nước. Ngoài ra, ngành xăng dầu Việt Nam cũng đã thành công trong việc thiết lập thị trường kinh doanh xăng dầu với mức lợi nhuận hợp lý, được tham gia đông đảo bởi một hệ thống dày đặc các doanh nghiệp trẻ, phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp đi trước với quy mô và mức đầu tư lớn.

Petrolimex là ông lớn trong ngành xăng dầu
Petrolimex, PeTec là những ông lớn trong ngành xăng dầu

Tuy nhiên, ngành xăng dầu Việt Nam vẫn còn tồn tại một vài hạn chế xuất phát từ cơ chế bù giá của Nhà nước. Phương pháp này đã làm mất đi tính chủ động của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh cũng không mang lại nguồn thu lớn, doanh nghiệp không có nguồn tích lũy cho hoạt động phát triển. Việc Nhà nước vẫn can thiệp giá bán xăng cũng tạo ra sự chênh lệch của giá bán trong nước với giá thị trường, vô hình chùng gây nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người tiêu dùng cũng như những luồng thông tin tiêu cực khi có điều chỉnh giá.

Hiện nay, Hệ thống quản lý nhiên liệu xanh PetroPos là phần mềm quản lý bán hàng và tích hợp xuất hóa đơn điện tử tự động hóa theo từng lần báo cho chủ doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu.

Quý Doanh nghiệp xăng dầu trên khắp cả nước có quan tâm, vui lòng để lại thông tin  liên hệ qua hotline 024 777 67666 (hoặc) truy cập và để lại thông tin tại website: www.petropos.vn đểđược khảo sát, tư vấn theo từng trạm xăng trực tiếp tại địa phương.

Nguồn: Tổng hợp

PETRO POS

Cung cấp trọn bộ giải pháp phần mềm, phần cứng tháo gỡ lo ngại?

Frame 48096397

1.

Các cửa hàng đang sử dụng trụ bơm có khả năng truyền nhận dữ liệu bán hàng?

GIẢI PHÁP

Tích hợp phần mềm bán hàng với giải pháp xuất hóa đơn PetroPos.

Frame 48096397

2.

Các Cửa hàng đang sử dụng trụ bơm có thể nâng cấp để truyền nhận dữ liệu/không có khả năng truyền nhận dữ liệu bán hàng?

GIẢI PHÁP

PetroPos tiến hành khảo sát để phân loại, đánh giá và thực hiện lắp đặt thay thế, bổ sung đầu tính cũng như tủ điều khiển. Qua đó, đơn vị có thể tích hợp hệ thống cùng PetroPos giúp xử lý đồng bộ, toàn diện và nhanh chóng quá trình xuất hóa đơn điện tử.

Đọc thêm